Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Dịch vụ của VIETPAT

§   Chứng nhận đối với lĩnh vực hệ thống quản lý phù hợp các tiêu chuẩn ISO 9001/ TCVN ISO 9001; ISO 14001/TCVN ISO 14001; ISO 22000/TCVN ISO 22000; HACCP
§   Chứng nhận sản phẩm được sản xuất và/hoặc sơ chế phù hợp với VietGAP trong lĩnh vực nông nghiệp như: Chăn nuôi gia cầm, lợn, bò sữa, ong; Trồng trọt rau quả, cà phê, chè búp, lúa.
§   Chứng nhận  phân bón theo thông tư số  36 /2010/TT-BNNPTNT như: Phân NPK, Phân Urê; Supe lân; Phân lân nhập khẩu; DAP, phân lân nung chảy; Phân hữu cơ; Phân hữu cơ sinh học; Phân hữu cơ khoáng; Phân hữu cơ vi sinh; Phân vi sinh vật; Phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng; Các loại phân bón: Hữu cơ; Hữu cơ khoáng; Hữu cơ vi sinh; Hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến  từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.
§   Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Cao su thiên nhiên SVR phù hợp tiêu chuẩn TCVN 3769:2004; Latex cao su thiên nhiên cao đặc. Các loại ly tâm hoặc kem hóa được bảo quản bằng amoniac phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6314:2007.
§   Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Ống bê tông cốt thép thoát nước phù hợp Tiêu chuẩn TCXDVN 372:2006, ASTM C76M; Cột điện bê tông cốt thép li tâm phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5847:1994; Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước TCVN 7888:2008;
§   Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Gạch bê tông tự chèn phù hợp Tiêu chuẩn TCVN 6476:1999; Gạch Block bê tông TCVN 6477:2011; Gạch xi măng lát nền phù hợp Tiêu chuẩn TCVN 6065:1995; Bê tông nhẹ - Blốc bê tông khí chưng áp (ACC) TCVN 7959:2011; Gạch rỗng, gạch đặc đất sét nung phù hợp tiêu chuẩn TCVN 1450:2009, TCVN 1451:2009;
§   Chứng nhận hợp quy sản phẩm Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà phù hợp quy chuẩn QCVN 01-10:2009; Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt phù hợp quy chuẩn QCVN 01-11:2009; Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn phù hợp quy chuẩn QCVN 01-12:2009; Thức ăn cho bê và bò thịt phù hợp quy chuẩn QCVN 01-13:2009; Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp quy chuẩn QCVN 01-77:2011;.....
§   Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Thức ăn bổ sung cho chăn nuôi Premix Vitamin phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 3142:1993, Thức ăn bổ sung cho chăn nuôi Premix khoáng vi lượng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 3143:1993, Thức ăn chăn nuôi Khô dầu lạc phù hợp với TCVN 4585:2007, Thức ăn chăn nuôi dạng viên nhỏ bổ sung vitamin E phù hợp với TCVN 4803:1989.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Lễ 30/4/2014


Chúc mừng ngày Thống nhất! 1 phút lặng nhớ đến những người không thể đi hết cuộc chiến, không được hưởng không khí của ngày thống nhất.....

Mừng ngày miền nam hoàn toàn giải phóng ! Xin 1 phút mặt niệm tưởng nhớ những vị anh hùng ngã xuống vì dân tộc !! Máu xương của các bác sẽ càng tô thấm thêm Việt Nam ! Và tôi tự hoà mình là người Việt dòng máu con rồng cháu tiên.

Xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của hàng triệu anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để tất cả chúng ca có thể sống an bình vui vẻ ngày hôm nay....
Thần chiến thắng là những người áo vải
Những binh nhất binh nhì mười tám tuổi
Giết kẻ thù...không đợi có hạt nhân
st

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Chất lượng đồ chơi trẻ em

Đồ chơi an toàn cho bé sẽ thể hiện bởi 2 yếu tố: có dán tem hợp quy CR và có nhãn phụ tiếng Việt rõ ràng với các nội dung bắt buộc. Nếu thỏa mãn 2 yêu cầu trên, đồ chơi đảm bảo đã trải qua quá trình kiểm tra của cơ quan nhà nước, đạt các tiêu chuẩn an toàn cho trẻ nhỏ theo quy định. 

Một mẫu đồ chơi nhập khẩu dán tem CR phía trước và nhãn phụ phía sau
Hỏi: Tôi mua đồ chơi cho con nhưng rất bối rối khi lựa chọn, bởi trên thị trường có rất nhiều loại được nhập từ nước ngoài. Người bán nói có tem CR (đã kiểm định chất lượng) thì yên tâm nhưng thú thật rất khó vì tôi thấy đồ chơi nào cũng được dán tem như vậy. Tem CR ở các sản phẩm này có đáng tin cậy hay không? Có phải cứ có tem CR trên sản phẩm là hàng hóa ấy đạt chất lượng?
Xin cảm ơn!
Trần Thị Quý Hồng (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội)
Đáp: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em bao gồm các tiêu chuẩn về cơ lý, chống cháy, hóa học, giới hạn hợp chất hữu cơ độc hại, hàm lượng formaldehyde… Các tiêu chuẩn này tương đương hoặc tuân theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và tiêu chuẩn châu Âu (EN).

Các nội dung được thể hiện đầy đủ theo quy định trên bao bì một sản phẩm nội địa
Cụ thể, một lô hàng đồ chơi sản xuất trong nước hoặc lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài sẽ phải gửi mẫu đến Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1,2,3 (Quatest)...
Có thể nói, quy định của nhà nước về đồ chơi an toàn cho trẻ nhỏ rất chặt chẽ. Các sản phẩm sau khi trải qua quá trình kiểm định sẽ có những dấu hiệu nhất định để người tiêu dùng nhận biết. Theo đó, các sản phẩm lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa phù hợp theo qui định, bao gồm các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt (nhãn phụ) như sau:
Đồ chơi phải có tên sản phẩm, trên bao bì sản phẩm phải có in xuất xứ hàng hóa rõ ràng tên, địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về chất lượng đồ chơi. Nếu là hàng sản xuất trong nước thì đề thông tin công ty sản xuất; nếu là hàng nhập thì ghi thông tin nhà nhập khẩu. Ngoài ra, trên bao bì cần ghi rõ lứa tuổi phù hợp với đồ chơi, hướng dẫn sử dụng Các cảnh báo đặc thù đối với loại đồ chơi đó và có dấu chứng nhận hợp quy (CR).
Đối với đồ chơi, hiện nay các công ty được phép tự in hoặc dán tem CR lên sản phẩm đã qua chứng nhận hợp quy. Vì lẽ đó, mẫu tem này không giống nhau ở các sản phẩm hoặc lô hàng khác nhau. Tóm lại, món đồ chơi an toàn cho bé sẽ thể hiện bởi 2 yếu tố: có dán tem hợp quy CR và có nhãn phụ tiếng Việt rõ ràng với các nội dung bắt buộc. Nếu thỏa mãn 2 yêu cầu trên, đồ chơi đảm bảo đã trải qua quá trình kiểm tra của cơ quan nhà nước, đạt các tiêu chuẩn an toàn cho trẻ nhỏ theo quy định.
Ngoài ra, bằng mắt thường, người tiêu dùng có thể tự thẩm định bằng cách chỉ chọn những đồ chơi có bao bì nguyên vẹn, sắc nét, ghi chú rõ ràng đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm đó.
Chúc bạn lựa chọn được đồ chơi an toàn cho bé!

Danh mục sp nông nghiệp được hỗ trợ VIETGAP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Danh muc sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hưởng một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ gồm: Sản phẩm trồng trọt là rau, quả, chè, cà phê, hồ tiêu, lúa; Sản phẩm chăn nuôi là lợn, gia cầm, thủy cầm, bò sữa, ong; Sản phẩm thủy sản là cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi.
Sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được lựa chọn vào Danh mục sản phẩm được hỗ trợ khi đã có Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế hoặc VietGAP, hoặc GAP khác, hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, hoặc Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu  cơ khác được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho áp dụng. Đây cũng đồng thời phải là sản phẩm chủ lực có thị trường tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.
Theo Quyết định 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn; Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn…

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Công Văn 2114 ngày 19/03/2014_phân bón

Theo công văn, các loại phân bón có trong danh mục được nêu ở phụ lục sẽ phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy trong vòng 12 tháng kể từ ngày 1/2/2014.

Đối với các loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì chỉ được nhập khẩu theo hạn mức quy định tại công văn này để nghiên cứu khảo nghiệm, làm mẫu, không được kinh doanh.

Hồ sơ hải quan khi xuất, nhập khẩu mặt hàng phân bón sẽ tạm thời thực hiện theo hướng dẫn ở điều 2.

Các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh phân bón mà chưa đáp ứng đủ điều kiện theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP thì cần chuẩn bị một số việc sau:

- Bổ sung trang thiết bị sản xuất, đo lường, kiểm tra chất lượng;
- Hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải, PCCC.
- Xác lập quyền Sở Hữu Trí Tuệ về thương hiệu cho sản phẩm phân bón;
Chứng nhận hợp quy thuốc Bảo vệ thực vật (Liên Hệ Ms Hiền 0935.666.037)
Tổng quan

Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người.
Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật 

và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật là cách mà nhà sản xuất đưa ra bằng chứng tin cậy cho người sử dụng để đảm bảo tạo được một sản phẩm an toàn, sạch bệnh và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

1) Căn cứ chứng nhận

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa
Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2) Hướng dẫn Chứng nhận
Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
3) Tiêu chuẩn liên quan
TCVN 2740:1986 Thuốc trừ sâu. BHC 6% dạng hạt
TCVN 3711:1982 Thuốc trừ dịch hại. Diazinon 50% dạng nhũ dầu
TCVN 3712:1982 Thuốc trừ dịch hại. MD 60% dạng nhũ dầu
TCVN 3714:1982 Thuốc trừ dịch hại. DDVP 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4542:1988 Thuốc trừ sâu. Basa 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4543:1988 Thuốc trừ nấm bệnh. Kitazin 10% dạng hạt
4) Các văn bản liên quan
Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

GIẢI ĐÁP

Hỏi: Được biết hiện nay việc chứng nhận sự phù hợp cho sản phẩm được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Doanh nghiệp tôi nhập khẩu đồ chơi trẻ em thì sẽ phải chọn phương thức đánh giá sự phù hợp nào? Trong kết quả đánh giá chứng nhận hợp quy có ghi rõ phương thức đánh giá hay không?
Xin chân thành cảm ơn!
Vũ Ngọc Thứ (42/5 Tô Vĩnh Diện, TP. Nha Trang , Khánh Hòa)
Đáp:  Theo quy định hiện hành, phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 
Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
+Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
+Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
+Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
+Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
+Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
+Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
+Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá;
+Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá.
Về quy trình chứng nhận, đối với nhà sản xuất: phương thức chứng nhận thực hiện theo Phương thức 5, gồm thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Trường hợp nhà sản xuất đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm, hàng hoá được đánh giá, không cần phải đánh giá quá trình sản xuất.
Doanh nghiệp bạn nhập khẩu đồ chơi trẻ em nếu đã được chứng nhận theo phương thức 5, phù hợp QCVN 3:2009/BKHCN thì không phải chứng nhận khi nhập khẩu. Nếu chưa được chứng nhận theo phương thức 5, phải thực hiện chứng nhận cho lô hàng nhập khẩu. Phương thức chứng nhận được thực hiện theo Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá.
Tất cả các phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

BAO BÌ THỰC PHẨM

VIETPAT trân trọng mang lại quý khách hàng dịch vụ công bố  hợp quy đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

1. Hồ sơ khách hàng cung cấp

Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp đã sao y, công chứng.
 Ảnh chụp sản phẩm.
Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng).
Sản phẩm mẫu.
 

2. Các công việc VIETPAT thực hiện

Thiết lập hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm.
- Xây dựng bản công bố hợp quy ;
- Xây dựng bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
- Xây dựng bản dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm;
- Xây dựng bản kế hoạch giám sát định kỳ;
- Xây dựng bảng báo cáo đáng giá hợp quy.
 
Tiến hành công bố hợp quy.
"Hồ sơ công bố nộp tại Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế".
 
 

 

3. Thời gian công bố

–        15 – 20 ngày (kể từ ngày ký hồ sơ).
–        Thời hạn hiệu lực của Giấy “Công bố” là 03 năm. Hiệu lực 5 năm nếu có HACCP.
 

4. Chi phí công bố

– Liên hệ  Ms Hiền 0935.666.037 để được báo giá tốt nhất.

THỰC PHẨM BAO GÓI ĐÃ QUA CHẾ BIẾN

1. PHÂN LOẠI:

- Loại sơ chế: chả giò, tôm quấn khoai môn, xúc xích, cá viên chiên...
- Loại ăn liền:mì gói, đồ hộp: thịt hộp, cá hộp....

2. CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

Theo điều 12 luật ATTP tất cả các hàng thực phẩm đã qua chế biến được bao gói phải tiến hành công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi tiến hành công bố hợp quy.

      a. Đối với hàng nhập khẩu:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp.
– Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm.
– Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y Tế.

      b. Đối với hàng sx trong nước:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp.
– Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm.
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có.
- Giấy cơ sở đạt ATVSTP
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Chi cục an toàn thực phẩm - Sở Y Tế.

NƯỚC ĐÓNG BÌNH, CHAI

Thế nào là nước uống đóng chai?
Sản phẩm nước đóng chai được sử dụng để uống trực tiếp, có thể có chứa khoáng chất và carbon dioxyd (CO2) tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và không chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác.

VIETPAT trân trọng mang lại quý khách hàng dịch vụ công bố  hợp quy về nước uống đóng chai, đóng bình.

1. Hồ sơ khách hàng cung cấp

–        Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp đã sao y, công chứng.
–        Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm.
–        Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
–        Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng).
–        Sản phẩm mẫu.

2. Các công việc VIETPAT thực hiện

Thiết lập hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm.
- Xây dựng bản công bố hợp quy ;
- Xây dựng bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
- Xây dựng bản dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm;
- Xây dựng bản kế hoạch giám sát định kỳ;
- Xây dựng bảng báo cáo đáng giá hợp quy.
Tiến hành công bố hợp quy. 
"Hồ sơ công bố nộp tại Chi cục An Toàn Thực Phẩm - Sở Y Tế".
 3. Thời gian công bố
–        15 – 20 ngày (kể từ ngày ký hồ sơ).
–        Thời hạn hiệu lực của Giấy “Công bố” là 03 năm. Hiệu lực 5 năm nếu có HACCP.

4. Chi phí công bố

– Liên hệ Ms Hiền 0935.666.037 để được báo giá tốt nhất.

THỦ TỤC KIỂM TRA THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU

- Để hoàn thành đăng kí Kiểm tra xác nhận chất lượng vui lòng Liên hệ Ms Hiền 0935.666.037
- Cung cấp thông tin của Quý đơn vị
- Cung cấp Bản sao chứng thực các giấy tờ (Trước 3 ngày lô hàng nhập về)
■Hợp đồng mua bán
■Phiếu đóng gói (Packinglist)
■Hoá đơn mua bán (Invoice)
■Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis).


Tin Tức Phân Bón

   Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, Bộ Công thương được giao quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ. Bộ NN-PTNT được giao quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác 
    Công ty phải áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng, có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón; có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm; Có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật quốc gia về môi trường; có đủ các điều kiện về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động. Nghị định cũng có những quy định cụ thể về điều kiện đối với hoạt động XNK phân bón, các yêu cầu về quản lý chất lượng, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, đặt tên phân bón...

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Những Sản Phẩm Nào Cần Công Bố Chất Lượng???

     Theo quy định của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì hết hàng hoá nhóm 2 phải có Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy và phải dán tem hợp quy lên hàng hoá khi đưa vào lưu thông theo các quy định của các cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng chuyên ngành. Các Bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng như:
- Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 24/2007/QĐ - BKHCN ngày 28/9/2007 ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, công bố hợp chuẩn, hợp quy và danh mục các mặt hàng phải Công bố hợp quy như mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị đun nóng bằng điện...
- Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 21/2010/TT-BXD ngày 16/11/2010 hướng dẫn chứng nhận hợp quy và công bố  hợp quy đối với các sản phẩm  hàng hoá vật liệu xây dựng các mặt hàng gạch ốp lát, kính xây dựng…
  - Ngày 31/10/2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ Y tế đã ban hành nhiều Thông tư quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm, về sữa, fomat, đồ uống không cồn…
- Bộ Công Thương ban hành các Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng vật liệu nổ, về hàm lượng formaldehyt trong các sản phẩm dệt may…
- Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 06/2009/TT–BTTTT quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin.
- Bộ Bưu chính - Viễn thông đã ban hành Quyết định số 44/2006/QĐ-BBCVT ngày 3 tháng 11 năm 2006 quy định chứng nhận và công bố phù hợp tiêu chuẩn đối với sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Bưu chính - Viễn thông.

- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 03/2010/TT-BLDTB&XH danh mục hàng hoá nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ và hướng dẫn trình tự thủ tục kiểm tra danh mục này trong quá trình sản xuất.

DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY

VIETPAT xin cung cấp một số dịch vụ đến với khách hàng:

Chứng nhận hợp quy: Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
TCCS 01/A:  Tiêu chuẩn cơ sở là yêu cầu kỹ thuật về chất lượng thực phẩm của một sản phẩm (có chung tên sản phẩm, nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn vệ sinh) do thương nhân tự xây dựng, công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng. Tiêu chuẩn cơ sở thường không được thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành.    
ISO 9001: Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2008 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu:  ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp và chứng nhận phù hợp đối với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. 

GIỚI THIỆU

Lời đầu tiên, VIETPAT xin kính chúc Quý khách hàng mạnh khỏe và ngày càng gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực của mình. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị sản xuất - xuất nhập khẩu đã ủng hộ và tín nhiệm dịch vụ công bố chất lượng của công ty VIETPAT trong suốt thời gian qua. Với phương châm SỰ HÀI LÒNG CỦA BẠN LÀ NIỀM VINH HẠNH ĐỐI VỚI CÔNG TY, chúng tôi luôn mong muốn sẽ đem lại những dịch vụ cần thiết, nhanh chóng đối với khách hàng. Để đáp ứng sự tín nhiệm của khách hàng và nhu cầu quảng bá chất lượng của sản phẩm, chúng tôi sẽ nổ lực tư vấn, cung cấp và hoàn thành yêu cầu của bạn trong thời gian sớm nhất!