Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Thủ tục làm chứng nhận hợp quy cho sản phẩm

1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2. Sơ đồ quy trình sản xuất
3. Mẫu phục vụ thí nghiệm
4. Danh sách tên sản phẩm
5. Mẫu nhãn sản phẩm
6. Hạn sử dụng, công dụng
7. Các loại máy móc phục vụ sản xuất (danh sách thiết bị)
8. Số lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân
9. Bảng pho to giấy đăng ký kinh doanh
10. bao bì sản phẩm
VIETPAT cam kết làm việc nhanh chóng hiệu quả, không có chi phí phát sinh sau khi ký hợp đồng!
Mọi thắc mắc hay có nhu cầu công bố xin vui lòng liên hệ Ms Hiền 0935.666.037

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Đăng ký danh mục thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản

Hiện nay 20/5/2014 VIETPAT nhận đăng ký vào danh muc cho các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản..Để biết rõ hơn về quá trình làm và chi phí, thời gian hoàn thành xin vui lòng liên lạc Ms Hiền :0935.666.037 
Trân Trọng!

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Thế nào là phân bón đa lượng, trung lượng và vi lượng?

Cây hút từ đất và không khí khoảng 70 nguyên tố khoáng khác nhau – trong đó có 16 nguyên tố, nếu thiếu chúng cây sinh trưỏng không bình thưòng hoặc không sống được, gọi là nguyên tố không thể thiếu được. Tùy theo nguyên tố đó quan trọng đối với cây trồng đến mức nào, tùy theo khả năng cung cấp của đất nhiều hay ít, có cần bổ sung hay không mà chia làm ba loại:

- Phân chứa nguyên tố dinh dưõng chủ yếu: Đạm (N), Lân (P) và Kali (K), gọi là phân hóa đa lượng.
- Phân chứa các nguyên tố dinh dưỡng thứ yếu Canxi(Ca)- (Mg), Lưu huỳnh (S). Gọi là phân bón trung lượng.
- Phân chứa các nguyên tố với lượng rất nhỏ như: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Đồng (Cu), Cio (Cl), Molipden (Mo)…, gọi là phân vi lượng.

Ngoài 16 nguyên tố này còn có một số nguyên tố có ít nhiều tác dụng đối với cây, gọi là nguyên tố có ích. Đó là Côban (Co), Natri (Na) Silic (Si), Selen (Se) Strongti (Sr), Niken (Ni), các loại đất hiếm. Vi dụ Co cần cho vi sinh vật sống trên cây họ đậu cố định được đạm khí trời, Silic cần cho cây hoa thảo cứng thân…

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN CẦN NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ THEO NĐ 202

Hiện nay theo nghị định 202, VIETPAT xin trân trọng giới thiệu đến quý khách hàng dịch vụ
-Chứng nhận ISO cho nhà máy sản xuất phân bón của mình.
-Đăng ký sở hữu trí tuệ, độc quyền nhãn hiệu, sản phẩm phân bón của mình.
-Công bố tiêu chuẩn cơ sở cho phân bón nhóm 1 để công ty có thể tiến hành sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
-Công bố Hợp Quy cho phân bón nhóm 2 để công ty có thể tiến hành sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
-Mua bán công thức phân bón
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Ms Hiền :0935.666.037

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM

VIETPAT cung cấp đến khách hàng dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm:
- Chất lượng nước ăn uống QCVN 1:2010/BYT
- Chất lượng nước sinh hoạt QCVN 2:2010/BYT
- Chất được sử dụng để bổ sung kẽm, sắt, calci, magnesi, iod, acid folic vào thực phẩm QCVN 3:2010/BYT
- Phụ gia thực phẩm QCVN 4:2010/BYT
- Sản phẩm sữa dạng lỏng, dạng bột, chất béo từ sữa, sữa lên men, phomat QCVN 5:2010/BYT
- Đồ uống không cồn, đồ uống có cồn, nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6:2010/BYT
- Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm, vi sinh vật, kim loại nặng trong thực phẩm QCVN 8:2011/BYT
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, muối ăn bổ sung iod QCVN 9:2011/BYT
- Nước đá dùng liền QCVN 10:2011/BYT
- Bao bì dụng cụ bằng nhựa tổng hợp, bằng cao su, bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm QCVN 12:2011/BYT
VIETPAT công bố hợp quy thực phẩm nhập khẩu:
Hồ sơ cần chuẩn bị để công bố:

– Giấy phép kinh doanh (02 bản sao y công chứng).
_ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Giấy chứng nhận phân tích thành phần (Certificate Of Analysis –CA): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực. 
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate Of Free Sale): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực Lãnh sự quán VN.
– Nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ.

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Công Bố Chất Lượng Cho Vật Liệu Xây Dựng

   Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD, mã số QCVN 16:2011/BXD, bao gồm 06 nhóm sản phẩm, hàng hóa nhóm 2: Nhóm sản phm clanhke xi măng và xi măng; nhóm sản phm kính xây dựng; nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông; nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phm trên cơ sở gỗ; nhóm sản phm sơn, vật liệu chống thấm, vt liệu xảm khe; nhóm sản phm gạch ốp lát.  (công văn 293/SXD-QLVLXD)

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Các bước để áp dụng, chứng nhận, duy trì và cải tiến.


Có thể nhiều người đưa ra các quy trình chuẩn khác nhau, nhưng theo tôi quy trình chuẩn cần những bước sau:
1. Xác định mục tiêu xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức: để nhận giấy chứng nhận, để đánh bong thương hiệu của doanh nghiệp hay để cải thiện hệ thống quản lý chất lượng hiện tại của tổ chức mình …..
2. Căn cứ các mục tiêu trên doanh nghiệp thành lập Ban ISO để triển khai dự án, dự trù kinh phí, thời gian, giao trách nhiệm và quyền hạn cho từng thành viên trong Ban ISO và cho các thành viên khác. Xác định thuê hay không thuê tư vấn … (các bước tiếp theo được giả lập trên giả thiết Doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 để cải tiến hệ thống của mình).
3. Đào tạo kiến thức về ISO 9001 cho toàn thể nhân viên, nhất là ban lãnh đạo.
4. Xem xét toàn bộ Hệ thống quản lý hiện tại của doanh nghiệp, rà soát các thủ tục/ quy trình/ biểu mẫu đã có và lập ra kế hoạch soạn thảo/ sửa chữa các thủ tục/ tài liệu cho doanh nghiệp.
5. Tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch và thường theo trình tự:
Chính sách chất lượng, sơ đồ tổ chức, mục tiêu, kế hoạch thực hiện mục tiêu, chức năng - nhiệm vụ của phòng ban, mô tả công việc cho các chức danh hoặc cá nhân, các thủ tục/ quy trình …..
6. Phê duyệt áp dụng các tài liệu: thường nên phê duyệt ngay cac tài liệu ngay sau khi soạn xong, không cần chờ xong đồng bộ.
7. Đào tạo đánh giá viên nội bộ cho Ban ISO hoặc toàn công ty càng tốt.
8. Thực hiện đánh giá nội bộ với tiêu chuẩn so sánh là ISO 9001, các quy định nội bộ, các quy định pháp lý, các tiêu chuẩn kỹ thuật.
9. Thực hiện họp xem xét của lãnh đạo để xem xét các phát hiện, thực trạng và tìm các cơ hội cải tiến cũng như phân công/ xác định nguồn lực cần thêm/ xác định các sửa đổi cần có …., giám sát – kiểm tra các hoạt động đã thực hiện … để hoàn thiện hệ thống.
10. Sửa sai, khắc phục, cải tiến các phát hiện sau đánh giá cũng như các cơ hội có được từ dữ liệu thống kê, từ đề xuất, từ các phân tích khác ….
11. Mời tổ chức chứng nhận đến chứng nhận Hệ thống.
12. Định kỳ họp xem xét, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng, lên kế hoạch duy trì và cải tiến hệ thống (tậm trung vào việc lựa chọn các khía cạnh để thống kê và cải tiến), đào tạo nâng cao kiến thức về ISO 9001 và quản lý chất lượng cho nhân sự.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

-Căn cứ quy định tại Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thì khi nhập khẩu phân bón để thử nghiệm, khảo nghiệm phải được Cục Trồng trọt cấp phép. 
Hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu phân bón được quy định cụ thể tại Điều 28 Thông tư số 88 nêu trên. Hiện nay Nghị định 12 đã bị thay thế bởi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có văn bản hướng dẫn nghị định mới). Do đó, đề nghị bạn đọc liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tìm hiểu thêm về thủ tục cấp phép.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu: thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính  “Quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” (thủ tục hải quan truyền thống) hoặc Điều 8 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (thủ tục hải quan điện tử).
Ngoài ra, theo hướng dẫn tại văn bản số 2114/BCT-HC ngày 19/3/2014 của Bộ Công thương “V/v triển khai thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón” thì:
1. Khi nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, làm hàng mẫu cần xuất trình thêm:
- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu.
Khi nhập khẩu, trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm nghiên cứu hoặc khảo nghiệm”, không được kinh doanh.
Hạn mức nhập khẩu dựa trên liều lượng sử dụng cho loại cây trồng, loại phân bón có trong tài liệu hướng dẫn; tổng diện tích thử nghiệm không vượt quá 30 ha cho một loại phân bón.
2. Khi nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh cần xuất trình thêm:
- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu; 
- 01 bản sao Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy về chất lượng loại phân bón nhập khẩu (đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính cấp, chỉ xuất trình lần đầu khi nhập khẩu cho mỗi loại phân bón; 
- 01 Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng do tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón trong các nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau cấp.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Chỉ Tiêu Cần Thí Nghiệm Cho Một Số Loại Phân Bón


1. Nếu là phân vi sinh thì anh phân tích chỉ tiêu:
 Hàm lượng hữu cơ
Hàm lượng Ni tơ, Photpho,Kali
Độ ẩm
2. Nếu là phân hữu cơ vi sinh thì anh phân tích các chỉ tiêu như sau:
 n-p-k, HC và các chủng vi sinh vật
3. Nếu là phân vi sinh vật anh phân tích: các chủng vi sinh vật mà bên đơn vị cần đăng ký cho công thức

Thủ Tục Để Mở Một Cơ Sở Sản Xuất Phân Bón

Bước 1: Xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Sản xuất phân bón là nghành có điều kiện, vì vậy đối với những doanh nghiệp bắt buộc khi sản xuất phân bón phải tuân thủ những quy định của Cục quản lý đăng ký kinh doanh.
Bước 2:  Để sản xuất quý doanh nghiệp cần phải đăng ký sản phẩm bằng hình thức: KHẢO NGHIỆM HOẶC MUA CÔNG THỨC...
Bước 3: Tiến hành công bố TCCS hay hợp quy cho sản phẩm
Bước 4: Xin giấy phép sản xuất phân bón theo NGHỊ ĐỊNH 202 của chính phủ

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

VÌ SAO PHẢI CÔNG BỐ HỢP QUY

Kính gửi Quý khách hàng
VIETPAT trân trọng gởi đến Quý Khách hàng dịch vụ Chứng nhận hợp quy Thuốc bảo vệ thực vật theo thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT; Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật là đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm đồng thời là minh chứng khách quan trước khách hàng của quý Công ty, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người sử dụng, xã hội và môi trường.

Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm.

Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác.

Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.


Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà họat động Chứng Nhận Sản Phẩm đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất.

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ

Công bố tiêu chuẩn chất lượng cà phê là điều kiện bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất cà phê phải công bố trước khi lưu hành sản phẩm trên thị trường. 
I.VIETPAT CÓ THỂ LÀM GÌ CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÀ PHÊ
  • Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Công bố tiêu chuẩn chất lượng cà phê
  • Tư vấn cho doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu Công bố tiêu chuẩn chất lượng cà phê
  • Kiểm tra tính pháp lý các giấy tờ của khách hàng cung cấp.
  • Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục Công bố tiêu chuẩn chất lượng cà phê
II. HỒ SƠ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ:
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (02 bản sao y công chứng) * Ngành nghề đăng ký kinh doanh phải có chức năng sản xuất hoặc đóng gói cà phê.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố) do Phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn cấp.
  • Nhãn sản phẩm hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • 03 Mẫu sản phẩm
III. CÁC CÔNG VIỆC VIETPATTHỰC HIỆN:  
  • Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của khách hàng. Khách hàng có thể gửi hồ sơ qua Email: hienvietpat@gmail.com
  • Gửi mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh. Kết quả kiểm nghiệm được hoàn thành trong 04 ngày làm việc
  • Xây dựng hồ sơ Công bố tiêu chuẩn chất lượng cà phê trong vòng 01 ngày làm việc
  • Tiến hành đăng ký Công bố tiêu chuẩn chất lượng cà phê: Chuyển hồ sơ hoàn chỉnh cho khách hàng ký tên đóng dấu và tiến hành nộp tại Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm.

IV. THỜI GIAN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ:
  • Thời gian hoàn tất việc Công bố tiêu chuẩn chất lượng cà phê là 10-15 ngày ( kể từ ngày nộp hồ sơ).
  • Giấy chứng nhận Công bố tiêu chuẩn chất lượng cà phê có giá trị 03 năm
  • Nơi cấp: Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
V. CHI PHÍ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ:
Liên hệ Ms Hiền 0935.666.037